- 1. Từ láy là gì?
- 2. Phân loại từ láy?
- 2.1. Từ láy bộ phận
- 2.2. Từ láy toàn bộ
- 3. Tác dụng của từ láy?
- 4. Hướng dẫn phân biệt giữa từ láy và từ ghép
- 5. Điểm danh một số dạng bài tập về các từ láy lớp 4
- 6. Một số câu hỏi thường gặp
- 6.1. Ví dụ từ láy lớp 4?
- 6.2. Từ láy tiếng Anh là gì?
- 6.3. Ví dụ từ láy tiếng Anh
- 6.4. Từ ghép là gì?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Từ láy là loại từ thường gặp trong văn thơ hay giao tiếp hàng ngày. Cùng tìm hiểu từ láy là gì, phân loại từ láy và hướng dẫn phân biệt từ láy với các loại từ khác trong bài viết dưới đây bạn nhé.
- iPhone 12 Mini – Smartphone kích thước nhỏ mạnh nhất hiện tại!
- Phương pháp easy cho trẻ 2 tháng tuổi đúng chuẩn khoa học
- Tổng hợp những đầu sách tiếng Anh cho bé 4 tuổi nổi bật
- Cách tải Nro Blue miễn phí trên Android và IOS miễn phí chi tiết
- Tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng từ chuyên gia
1. Từ láy là gì?
Từ láy là dạng từ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy từ láy là gì? Có thể nói rằng đây là dạng đặc biệt của từ phức được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên có vần điệu ở âm đầu, âm cuối hay cả hai. Từ láy thường chỉ có một từ có nghĩa hoặc đôi khi không có từ nào có nghĩa nếu từ láy đứng một mình.
Bạn đang xem: Từ láy là gì? Phân loại từ láy lớp 4 chi tiết [Bản đầy đủ 2025]
Từ láy thường là 2 hoặc 4 tiếng ghép lại. Trong đó, từ láy 2 tiếng là dạng từ láy phổ biến nhất trong văn học và giao tiếp hàng ngày. Khi một từ được xem là từ láy khi chúng có âm ngữ lặp lại giúp câu nói có ngữ điệu và giàu cảm xúc hơn.
>> Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Việt cho bé
Ví dụ: Vui vẻ, xào xạc, nho nhỏ, nhấp nháy…
Định nghĩa từ láy là gì?
2. Phân loại từ láy?
Phân loại từ láy
Dựa theo căn cứ phân loại các từ láy, dạng từ này sẽ được phân chia làm những loại như sau:
2.1. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy có phần láy ở phần âm, phần vần và dấu câu có thể giống hoặc khác tùy từng trường hợp. Dựa theo bộ phận âm vần lặp lại mà có thể ứng dụng trong câu chữ nhằm nhấn mạnh một vấn đề nào đó.
- Láy âm: Dạng từ láy có phụ âm đầu trùng lặp, phần vần khác biệt như mếu máo, xinh xắn, ngọt ngào…
- Láy vần: Dạng láy vần là có phần vần trùng lặp với phụ âm đầu khác biệt nhau ví dụ như đìu hiu, chênh vênh, lênh đênh, lao xao…
>> Xem thêm: Kỉ luật tích cực là gì? làm sao để áp dụng kỉ luật tích cực cho trẻ?
2.2. Từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ là dạng từ láy giống nhau cả về âm vần và dấu câu. Ví dụ như xa xa, ào ào, rào rào, xanh xanh… Những từ láy toàn bộ thường dùng với mục đích để nhấn mạnh về sự vật, hiện tượng hay vấn đề nào đó.
Trong văn học, từ láy toàn bộ được sử dụng để bài thơ văn có âm điệu hài hoà và tinh tế hơn. Một số trường hợp từ láy toàn bộ được cải biên hơn bằng cách thay thế thanh điệu như mơn mởn, tim tím, lanh lảnh…
Từ láy bao gồm láy bộ phận và láy toàn bộ
3. Tác dụng của từ láy?
Ngoài câu hỏi từ láy là gì, tìm hiểu tác dụng của từ láy cũng là điều nhiều học sinh quan tâm. Trong môn Ngữ Văn, từ láy được biết đến với sự linh hoạt, biến đổi trong âm sắc, thanh điệu mang lại chất thơ cho từng câu từ. Ngoài tên gọi từ láy, dạng từ này còn được biết đến là từ tượng thanh, từ tượng hình.
Xem thêm : Lowkey là gì? Tại sao lại HOT và được nhiều người nhắc đến?
Những từ láy được ứng dụng phổ biến hiện nay mang lại nhiều lợi ích phải kể đến như:
- Từ láy dùng để nhấn mạnh và miêu tả vẻ đẹp của hiện tượng, hình dáng, sự vật, cảm xúc, âm thanh trong cuộc sống. Ví dụ: xinh xắn, thon thả, thánh thót, vui vẻ…
- Từ láy giúp con người có cái nhìn đa chiều và giàu cảm xúc hơn về vấn đề được nhắc đến. Ví dụ: Bần thần, ngây ngốc, ngậm ngùi…
- Từ láy có tác dụng nhấn mạnh thêm ý nghĩa của câu từ. Ví dụ: mảnh mai, mỏng manh, chót vót…
- Từ láy tạo điểm nhấn cho con người, sự vật, hiện tượng và mang đến sự mềm mại trong văn chương. Ví dụ: Thanh thoát, thánh thiện, ngọt ngào, ngắn ngủi…
>> Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non ba mẹ nên biết
4. Hướng dẫn phân biệt giữa từ láy và từ ghép
Trong các bài giảng về từ láy lớp 4, nhiều học sinh có sự nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép. Đầu tiên, để có dữ liệu so sánh hai loại từ này bạn cần tìm hiểu về định nghĩa của từ ghép. Theo chương trình Văn học lớp 4, từ ghép là từ cấu tạo bằng việc ghép các từ có quan hệ, ý nghĩa tương đồng lại với nhau.
Phân biệt từ láy và từ ghép
Một số ví dụ về từ ghép cụ thể như:
- Quần áo: Từ ghép chỉ chung về trang phục dùng để mặc hàng ngày.
- Ông bà: Từ ghép định nghĩa về người thân trong gia đình.
- Thầy cô: Từ ghép chỉ chung về người đứng lớp, dạy dỗ các học sinh.
Với định nghĩa từ láy là gì lớp 4, bạn có thể nhận thấy các điểm khác biệt riêng của hai loại từ này. Một số đặc điểm xác định giữa từ ghép và từ láy như:
Phân biệt | Từ láy | Từ ghép | Ví dụ |
Nghĩa của từ | Từ láy thường chỉ một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. | Từ ghép có 2 từ tạo thành và mỗi từ đều có nghĩa cụ thể riêng biệt | Ví dụ: Từ ghép “Ông bà” cả hai từ “ông” và “bà” đều có nghĩa riêng. Từ láy “lao xao” thì từ “lao” có nghĩa và từ “xao” không xác định được nghĩa khi hai từ đứng riêng. |
Giữa 2 tiếng tạo từ | Từ láy các tiếng tạo thành từ có sự tương đồng về phụ âm đầu, phần vần hoặc có thể giống nhau toàn bộ. | Từ ghép giữa hai tiếng tạo thành từ không có sự liên kết về âm vần. | Thầy cô là từ ghép không có sự giống nhau về âm vần. Từ láy như từ mong mạnh có sự giống nhau về phụ âm đầu. |
Đảo vị trí trong từ | Từ láy khi đảo vị trí không có ý nghĩa | Từ ghép khi đảo vị trí các tiếng trong từ với nhau vẫn có thể hiểu được nghĩa của từ. | Từ láy “man mác’ khi đảo ngược từ thành “mác man” sẽ không có ý nghĩa.
Từ ghép “hoa quả” đảo ngược thành “quả hoa” người đọc vẫn hiểu được ý nghĩa cơ bản. |
Một trong 2 từ là Hán Việt | Từ láy có một trong hai âm tiết là từ Hán Việt được gọi là từ ghép cho dù nó trông có vẻ là một dạng từ láy tự nhiên. | Từ “Tử tế” có âm “tử” là từ Hán Việt nên cho dù láy âm đầu vẫn được xếp vào loại từ ghép. |
5. Điểm danh một số dạng bài tập về các từ láy lớp 4
Tìm hiểu về các từ láy lớp 4, định nghĩa, đặc điểm và cách áp dụng là những bài học quan trọng trong chương trình. Một số dạng bài tập phổ biến về từ láy bạn có thể tham khảo như sau:
Bài 1: Cho đoạn văn: “Quanh ngõ nhà ông bà ngoại là vườn cây ăn quả. Có cây dừa lá xanh xanh, mát rượi. Cây cam quả to tròn, ngon ngọt. Cây bưởi trổ hoa thơm ngào ngạt và cho trái nặng trĩu cành…” Tìm từ láy trong đoạn văn trên.
Trả lời: Các từ láy trong đoạn văn trên bao gồm xanh xanh, ngon ngọt, ngào ngạt.
Bài 2: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép và từ láy: hung dữ, cứng cáp, chí khí, dẻo dai, giản dị, lủng củng, sừng sững, mộc mạc, thanh cao.
Trả lời:
Từ láy bao gồm các từ cứng cáp, dẻo dai, lủng củng, sừng sững, mộc mạc.
Xem thêm : Cách tạo tài khoản Samsung Account trên điện thoại, máy tính
Từ ghép bao gồm các từ hung dữ, chí khí, giản dị, thanh cao.
Bài 3: Tạo từ láy từ các từ: xanh, xa, tím
Trả lời: Từ láy bao gồm xanh xanh, xanh xao, xa xa, xa xôi, xa lạ, tim tím, tím lịm…
>>Xem thêm: Giáo dục sớm là gì? có nên cho con đi học sớm?
6. Một số câu hỏi thường gặp
Ngoài câu hỏi từ láy là gì, các bạn học sinh còn thường băn khoăn đến những vấn đề sau:
6.1. Ví dụ từ láy lớp 4?
Chương trình Văn học lớp 4 được học nhiều về từ láy. Các dạng bài phổ biến như tìm từ láy, phân biệt từ láy với từ ghép, tạo từ láy với từ có sẵn… Từ láy bao gồm láy bộ phận và láy toàn bộ. Tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng mà có thể cân nhắc chọn loại từ láy sao cho phù hợp.
Ví dụ một số từ láy trong chương trình lớp 4 như:
- Từ láy chỉ màu sắc: Xanh xanh, tim tím, đo đỏ, hồng hồng, xanh xao, trắng trẻo, lấp lánh…
- Từ láy chỉ tâm trạng: Bồn chồn, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bồi hồi, lo lắng, vui vẻ…
- Từ láy chỉ giọng nói: Thanh thoát, ồm ồm, nhỏ nhẹ, lí nhí, lèo nhèo, khanh khách…
- Từ láy chỉ phẩm chất: Thật thà, nết na, chăm chỉ, đảm đang, cần cù….
- Từ láy chỉ hành động: Làm lụng, múa may, đu đưa, vội vã, vất vả, vun vén, lạch bạch, liêu xiêu, nhanh nhẹn, lề mề, từ tốn, chậm chạp…
6.2. Từ láy tiếng Anh là gì?
Từ láy tiếng Anh được biết đến với cái tên Reduplication. Cũng giống như tiếng Việt, từ láy tiếng Anh chỉ một thuật ngữ chỉ dạng ngôn ngữ lặp lại một phần hay tất cả tạo sự khác biệt trong ngôn ngữ.
6.3. Ví dụ từ láy tiếng Anh
Một số từ láy tiếng Anh được sử dụng phổ biến như:
- Mishmash: Chỉ một sự vật, sự việc rắc rối, hỗn độn.
- Shipshape: Chỉ sự gọn gàng và tươm tất.
- Brickbat: Chỉ những lời chỉ trích nặng nề.
- Chit-chat: Chỉ buổi tán gẫu, nói chuyện phiếm.
- Wishy washy: Chỉ sự nhạt màu, không rõ ràng.
6.4. Từ ghép là gì?
Từ ghép là từ có cấu tạo bởi những từ ghép lại với nhau có điểm chung về ngữ nghĩa. Khác với từ láy, từ ghép không cần phải giống nhau hay có nét tương đồng về vần điệu. Sử dụng từ ghép giúp câu văn trong văn học hay giao tiếp hàng ngày trở lên sinh động, rõ nét hơn.
Từ ghép hiện được phân loại như sau:
- Từ ghép chính phụ: Tạo thành bởi một từ chính kết hợp cùng từ phụ như tàu hoả, sân bay, nông sản, hàng không…
- Từ ghép đẳng lập: Các từ có thành tố tương đương về nghĩa tức là các từ ghép lại thành từ ghép đều có nghĩa nhất định. Ví dụ như thầy cô, ông bà, hoa quả…
- Từ ghép phân loại: Dạng từ ghép tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một hoạt động, sự vật cụ thể như bánh sinh nhật, nước ép táo, chợ sinh viên…
Bài viết trên là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc từ láy là gì, hướng dẫn phân loại từ láy và cập nhật các dạng bài tập về loại từ này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn nâng cao trình độ trong việc nhận biết các loại từ trong môn Văn học.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truonggiaothongvantai.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)