Kiến thức tiểu học

Cách hay “trị” bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ cực đơn giản

7

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ dường như là vấn đề nhiều cha mẹ gặp phải trên hành trình chăm sóc trẻ. Tình trạng này khiến chúng ta lo lắng con bị thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, hãy tham khảo nội dung dưới đây, truonglehongphong.edu.vn sẽ chia sẻ cách hay để cha mẹ áp dụng.

Giải quyết như thế nào khi bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ

Bé không ăn dặm chỉ uống sữa có thiếu dinh dưỡng không?

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức sau 6 tháng tuổi. Ngay cả khi cho trẻ ăn dặm thì sữa vẫn được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo lắng vì con mình gặp phải tình trạng con không chịu ăn dặm cực đau đầu: có những bé ngay từ khi bắt đầu không chịu ăn dặm, những có những trẻ 7 tháng tuổi không chịu ăn dặm…

Việc trẻ chỉ uống sữa không chịu ăn dặm có ảnh hưởng đến sự phát triển không? Trong sữa mẹ hay sữa công thức có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên không thể cung cấp đủ một số dưỡng chất như protein, axit amin, sắt… Đây là một số hợp chất cần thiết cho trẻ phát triển thể chất, khả năng ngôn ngữ và nhiều kỹ năng khác. Do đó việc ăn dặm đóng vai trò quan trọng nhằm cung cấp năng lượng và dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện.

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹBé không ăn dặm chỉ uống sữa có thiếu dinh dưỡng không

Ngoài ra, ăn dặm là quá trình trẻ làm quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau, cảm nhận các loại mùi vị. Đồng thời trẻ được làm quen với kết cấu thức ăn dạng đặc, tiếp đến luyện nhai phát triển cơ hàm, hỗ trợ phát triển hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó hạn chế tình trạng bé biếng ăn khi lớn lên.

Vì vậy, ăn dặm là giai đoạn cần thiết, không thể bỏ qua trong hành trình phát triển của trẻ. Nếu bé không ăn dặm chỉ uống sữa, cha mẹ cần có biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng này.

Hiểu hơn về ăn dặm và cách cho bé ăn dặm ngon miệng

Tại sao bé không ăn dặm chỉ uống sữa?

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹTìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không ăn dặm chỉ uống sữa

Khi đến tuổi nhưng bé không chịu ăn dặm là nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng. Lúc này chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao con chỉ uống sữa mà không chịu hợp tác với các loại thực phẩm khác. Từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp, mang đến hiệu quả.

Vậy tại sao trẻ không chịu ăn dặm mà chỉ uống sữa?

1. Cho trẻ ăn dặm sai thời điểm

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹKhông nên cho trẻ dặm quá sớm

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là lúc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều cha mẹ nôn nóng cho con ăn từ tháng thứ 4 – 5, hoặc cảm thấy chưa phải cho con ăn nên đợi đến tháng thứ 7 – 8. Việc cho ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ khó làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa khó hấp thu, khó tiêu làm trẻ khó chịu và con không muốn ăn dặm nữa.

>>Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cha mẹ đang tìm kiếm

2. Cho trẻ ăn dặm sai cách

Ăn dặm sai cách thể hiện ở nhiều mặt như: cho con ăn dặm quá nhiều hay quá ít, thời gian mỗi bữa ăn kéo quá dài, không cho trẻ làm quen với thức ăn mới…

Nhiều phụ huynh mắc phải sai lầm cho con ăn quá nhiều hoặc quá ít về lượng và về dinh dưỡng. Việc cho trẻ ăn quá ít bữa, quá nhiều bữa, thiếu hay thừa dinh dưỡng đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.

Ngoài ra, cha mẹ cần cho con thời gian để làm quen với thực phẩm mới. Không nên đưa bất cứ món nào ra cũng ép trẻ phải ăn ngay, ăn nhiều khiến trẻ sợ hãi, không hợp tác. Việc cố ép con ăn hết thực phẩm đã chế biến dẫn đến kéo dài thời gian mỗi bữa ăn dặm là việc không nên. Việc làm này vừa khiến suy giảm mùi vị món ăn, rút ngắn khoảng cách giữa các bữa ăn ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.

>>Xem thêm: 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê

3. Chế biến đồ ăn không phù hợp bé không chịu ăn dặm

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹChế biến đồ ăn dặm không phù hợp khiến trẻ không hợp tác

Khi trẻ làm quen với món ăn dặm, mặc dù chưa cảm nhận được hết mùi vị nhưng con đã biết phân biệt món ăn yêu thích. Nếu cha mẹ chế biến đồ ăn không phù hợp khẩu vị, kết cấu thức ăn quá khác lạ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tập ăn dặm không chịu ăn. Ngoài cách chế biến, hương vị trẻ còn thích thú với màu sắc, cách trang trí món ăn của mình. Nếu phụ huynh cho con ăn các món nhàm chán, lặp lại trẻ không còn hứng thú, lâu dần dẫn đến việc biếng ăn.

4. Chiều theo sở thích bú mẹ mọi lúc mọi nơi

Trong giai đoạn bú mẹ hoặc uống sữa, khi đói trẻ có thói quen tìm ti hoặc đòi uống sữa để được đáp ứng. Chuyển sang giai đoạn ăn dặm, nếu cha mẹ vẫn duy trì thói quen này và chiều theo sở thích của con sẽ khiến bé thường xuyên cảm thấy no. Từ đó con không còn muốn ăn dặm và biếng ăn.

5. Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Chúng ta cho trẻ ăn dặm vào những hôm thời tiết khó chịu hoặc bé gặp vấn đề về sức khỏe cũng khiến con không chịu ăn. Đặc biệt giai đoạn trẻ mọc răng, con có thể bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi không cảm thấy hứng thú với việc ăn uống. Mặt khác, hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… cũng khiến trẻ mệt mỏi và không muốn ăn dặm.

Cách hay khắc phục vấn đề bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹKhắc phục vấn đề bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ

Nếu gặp tình trạng trẻ 6 tháng tuổi không chịu ăn dặm, quấy khóc mỗi khi ăn cha mẹ hãy bình tĩnh. Đây cũng không phải là tình trạng hiếm gặp, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao con không ăn để có cách điều chỉnh thích hợp.

Phụ huynh có thể tham khảo 1 vài cách khắc phục vấn đề con lười ăn dặm dưới đây để áp dụng cho trẻ:

1. Điều chỉnh cách cho trẻ ăn dặm khoa học

Cha mẹ cần chuẩn bị tốt trước khi cho trẻ làm quen với việc ăn dặm, đầu tiên là chọn thời điểm cho con ăn dặm phù hợp. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thì 6 tháng tuổi là mốc tốt nhất cho con ăn dặm. Tuy nhiên chúng ta cần căn cứ vào tình hình sức khỏe, thể trạng của trẻ để có lựa chọn tốt nhất.

Khi cho con ăn dặm hãy xác định lượng thức ăn, phối hợp dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn phù hợp. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều hay cho con ăn quá ít dẫn đến việc trẻ đói và khó chịu. Mỗi bữa ăn chỉ nên diễn ra không quá 30 phút và khoảng cách giữa 2 bữa ăn ít nhất là 2 giờ.

Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cho trẻ từ sớm bằng cách cho con ngồi vào bàn trong mỗi bữa ăn. Cho trẻ cùng ăn với người lớn để con học tập kỹ năng ăn uống như cầm nắm, nhai nuốt. Đừng ngại bẩn hay con bày bừa hãy khuyến khích con ăn bằng tay, tự đưa thức ăn vào miệng. Tuy nhiên chúng ta cần theo dõi và trợ giúp trẻ để con sớm hoàn thiện động tác.

2. Xây dựng thực đơn ăn dặm và cách chế biến phù hợp

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹXây dựng thực đơn ăn dặm và cách chế biến phù hợp

Trước khi ăn dặm trẻ chỉ làm quen duy nhất với 1 loại thực phẩm là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do vậy, khi chuyển sang cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần xây dựng thực đơn và cách chế biến phù hợp để trẻ có thời gian làm quen với thực phẩm mới. Hãy chế biến các món ăn dặm ban đầu có kết cấu tương tự sữa để trẻ dễ hấp thu.

Lúc đầu, chúng ta nên áp dụng theo các công thức ăn dặm sẵn có của các phương pháp ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật, BLW… Sau đó, khi trẻ đã quen với việc ăn dặm, chúng ta có thể thay đổi cách chế biến để con không cảm thấy nhàm chán. Hãy cho trẻ ăn dặm đúng với giai đoạn và độ tuổi: ăn dạng bột từ 6 – 9 tháng tuổi, ăn dạng cháo từ 9 – 24 tháng tuổi, ăn dạng cơm sau 24 tháng tuổi.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, vừa giúp con có cảm giác ngon miệng, vừa cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với  loại thức ăn mới trẻ có thể từ chối do chưa quen, cha mẹ đừng vội bỏ qua món ăn đó, hãy cho con tiếp xúc nhiều lần để bé học cách chấp nhận.

3. Không cho trẻ uống sữa quá nhiều

Uống quá nhiều sữa sẽ làm con luôn cảm thấy no và không có hứng thú ăn uống. Vì vậy, để khuyến khích trẻ ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn cha mẹ hãy giảm lượng sữa cho con bằng cách:

  • Không cho trẻ bú hay uống sữa ngay trước bữa ăn dặm
  • Không chiều theo sở thích bú mẹ mọi lúc mọi nơi của con
  • Giảm số lần con uống sữa trong ngày khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm

4. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹChăm sóc trẻ khỏe mạnh giúp con ăn ngon miệng

Chăm sóc con khỏe mạnh vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ bệnh tật đồng thời giúp bé ăn ngon miệng. Nếu trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe cha mẹ không nên ép con ăn, có thể nhưng cho trẻ ăn dặm trong 1 thời gian đợi con khỏe trở lại.

Với mỗi bữa ăn, tạo không khí vui vẻ thoải mái cho trẻ cũng là giải pháp về tinh thần giúp con cảm thấy khỏe khoắn, vui tươi và ăn được nhiều hơn. Hãy cho con khám phá đồ ăn, các dụng cụ khi ăn bằng cách chọn các loại bát, thìa, dĩa nhiều màu sắc, trình bày món ăn đẹp mắt, thu hút.

5. Kiên nhẫn với bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ

Một trong những điều quan trọng góp phần làm nên thành công giải quyết vấn đề trẻ tập ăn dặm không chịu ăn là sự kiên nhẫn của cha mẹ. Mỗi giai đoạn khác nhau trẻ có nhiều sự thay đổi, cha mẹ cần tìm cách kết hợp thực phẩm, hỗ trợ con ăn uống để đạt được hiệu quả mong muốn. Việc dành thời gian cho con còn giúp tăng cường sự kết nối tình cảm gia đình giữa phụ huynh và con cái.

Câu hỏi thường gặp

1. Làm sao để trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm hứng thú ăn dặm?

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹHãy bổ sung đa dạng thực phẩm vào thực đơn ăn dặm của trẻ

Tình trạng bé không chịu ăn dặm có thể xảy ra với bất cứ trẻ nào, vậy làm sao để con hứng thú ăn dặm. Mời cha mẹ tham khảo một số mẹo hữu ích này để áp dụng cho em bé nhà mình nhé:

  • Bổ sung đa dạng thực phẩm vào thực đơn ăn dặm của trẻ nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con phát triển toàn diện
  • Thường xuyên thay đổi cách chế biến để trẻ không cảm thấy nhàm chán với các món ăn
  • Trang trí món ăn dặm bắt mắt, sử dụng các loại chén dĩa muỗng dễ thương mà trẻ yêu thích
  • Cho con ăn dặm đúng giờ, không kéo dài ữa ăn quá lâu để hình thành thói quen và tập phản xạ ăn uống có lợi cho tiêu hóa
  • Giúp trẻ tập trung ăn uống, không vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử hay chơi cho chơi
  • Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn bằng cách nói chuyện, động viên để trẻ không hình thành tâm lý sợ giờ ăn uống
  • Kiên nhẫn cho con làm quen với món mới, đa dạng mùi vị thức ăn, tăng độ thô đúng thời điểm

2. Phải làm sao khi bé không chịu an cháo?

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹGiải quyết vấn đề trẻ ăn dặm không chịu ăn cháo

Một số tuyệt chiêu sau đây sẽ giúp phụ huynh “gỡ rối” nhanh chóng vấn đề bé không chịu ăn cháo này:

  • Chuyển dần từ ăn bột sang ăn cháo: Đầu tiên hãy cho con ăn cháo mịn tương tự bột, sau đó chuyển sang cháo thường. Giai đoạn đầu tập ăn cháo trẻ chưa quen chúng ta cần kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để con thích nghi.
  • Sắp xếp thời gian ăn hợp lý: Cho trẻ uống sữa liên tục, không đủ thời gian giãn cách là nguyên nhân khiến bé không ăn dặm chỉ uống sữa. Vì vậy muốn con làm quen tốt với thực phẩm mới cần cân đối thời gian ăn các bữa chính – phụ phù hợp.
  • Đa dạng thực phẩm và cách chế biến: Đừng nấu cháo cho trẻ đơn giản chỉ với cháo, rau và thịt. Hãy phối hợp thịt, cá, rau xanh, củ quả phong phú với cách chế biến mới lạ để kích thích vị giác cho trẻ.
  • Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: Hãy tuân thủ quy tắc ăn uống “không chơi – không ăn rong – không tivi” để đảm bảo con ăn tập trung, thời gian ăn không kéo dài, quá trình ăn uống nghiêm túc.
  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong ăn uống: Đừng ép con ăn quá nhiều, đừng quát mắng sẽ làm trẻ gặp áp lực tinh thần. Hãy động viên, khen ngợi để mỗi bữa ăn của trẻ luôn diễn ra trong không khí vui vẻ, thoải mái.

Như vậy tình trạng bé không ăn dặm chỉ bú mẹ không phải là hiếm gặp, vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng. Trên thực tế có rất nhiều các để giải quyết hiệu quả vấn đề này, cha mẹ cần kiên nhẫn để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết phù hợp với con. Nếu áp dụng nhiều lời khuyên mà vẫn không cải thiện, chúng ta nên tìm đến các chuyên gia để nhận sự hỗ trợ tốt nhất.

Cach hay tri be khong chiu an dam chi bu

  • Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM). 
  • Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
  • 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

School of Transport

https://truonggiaothongvantai.edu.vn
School of Transport - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, School of Transport cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm